Trà Hoa Vàng không ưa ánh nắng trực xạ nên phải làm mái che hoặc trồng dưới bóng của tán cây khác. Để làm mái tre nắng ta có thể làm nhà lưới khung thép hoặc khung gỗ, tre… Lưới tre nắng tốt nhất nên dùng loại lưới Thái lan hoặc lưới Hàn Quốc với độ tre mát 70% đến 80 %. Khi chuyển sang mùa đông và mua xuân tiết trời dâm mát thì ta cần tháo lưới tre nắng giảm lượng tưới nước để cây quang hợp mặt trời. Nếu không đủ quang hợp mặt trời cây sẽ dụng nụ, dụng lá rụng hoa.
Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. Nếu không có loại phân trên có thể bón phân NPK hoặc phân chuồng, phân hữu cơ… Với kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi thường bón các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng hoai. Với những cây bón loại phân này cho tốc độ sinh trưởng tốt, ít nấm bệnh, khả năng đề kháng cao và cuối cùng là cho nhiều hoa, hoa to và đậm mầu hơn hay nói cách khác cho hoa có chất lượng và sản lượng tốt hơn.
Đối với tưới nước thì cần tưới nước thường xuyên. Mùa hè 2 lần 1 ngày, mùa xuân và thu 1 lần một ngày, mùa đông 2 ngày 1 lần. Phải nhớ không để đất khô trắng trên 10 ngày hay ngập úng quá 4 ngày. Không tưới nước cho cây vào ban tối, đêm để tránh nấm bệnh cho rễ cây.
Đây là vấn đề tối quan trọng liên quan đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm thu hái. Cây trà hoa vàng thường mắc ít bệnh. Những bệnh thường gặp như bệnh sâu đục thân, bệnh sâu ăn lá, các loại rệp, nhện đỏ….Quý vị có thể chọn phun các loại thuốc trừ sâu bán trên thị trường. Tuy nhiên phải cách xa ngày thu hoạch hoa và lá ít nhất 1 tháng.
Cần làm giàn che cho vườn giâm hom với ánh sáng khoảng 70 – 80%; nhiệt độ tốt nhất để hom ra rễ là 25 – 30 độ. Tưới nước bằng hệ thống phun sương để giữ ẩm. Hom ra rễ được cắm vào bầu đất xếp trong giàn che và tưới nước mỗi ngày một, hai lần. Nếu giâm hom đúng thời vụ, có giàn che tốt, thì việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước, giữ ẩm hợp lý và tỷ lệ sống của cây con rất cao. Trà là cây thường xanh, không có thời gian ngủ (ngừng sinh trưởng) rõ rệt. Trong một năm có: thời kỳ sinh trưởng là xuân hạ (từ tháng 2 – 5); thời kỳ tích lũy vật chất cho giai đoạn phát triển của nụ và quả là hạ thu (thường từ tháng 5 – 10); thời kỳ ra hoa vào cuối thu đến đầu xuân. Cây trà ở các giai đoạn phát triển đều cần được chăm sóc chu đáo. Thời kỳ sinh trưởng cần nhiều đạm và kali, thời kỳ nụ và quả cần lân và kali. Trà hoa cũng có thể giâm bằng lá cho ra rễ, song thời gian từ lúc ra rễ đến lúc ra ngọn non kéo dài hơn. Phổ biến vẫn là giâm cành. Thời gian từ lúc giâm cành tới khi cây ra hoa là khoảng 12 tháng. kỹ thuật chăm sóc giống cây trà hoa vàng
– Những cây được chọn lọc để nhân giống phải có năng suất, chất lượng và tính chống chịu cao, ổn định. Vườn giống gốc để lấy hom giống cần được chăm sóc chu đáo, luôn sạch cỏ, sạch sâu bệnh, khi trồng mới bón lót 30 – 40 tấn phân hữu cơ và 600 – 800 kg supe lân cho 1ha. kỹ thuật chăm sóc giống cây trà hoa vàng
– Khi Trà hoa vàng tuổi 2 đốn thân chính cách mặt đất 12 – 15 cm, cành bên đốn 30 – 35 cm. Đốn lần 2 (Trà hoa vàng tuổi 3): thân chính đốn cách đất 30 – 35 cm, cành bên đốn cách đất 40 – 45 cm. Sau khi đốn đợt đầu hái những lá cách mặt đất 40 – 45 cm tạo mặt bằng; đợt 2 hái chừa 2 lá và 1 lá cá. Sau đốn lần 2 chỉ hái những búp cao hơn 70 cm. Trước khi để hom 15 – 20 ngày cần bón lượng phân khoáng cân đối để tăng sản lượng và chất lượng hom, thường bón bổ sung cho 1 cây của vườn giống: đạm sunphát 20 – 25 g (urê 10 – 12g), kaliclorua (hoặc kali sunphát) 10 – 15 g, supelân 20 – 25 g. Trong thời gian nuôi hom phải thường xuyên kiểm tra kịp thời sâu bệnh và hái những búp rìa tán, những búp nhỏ, sinh trưởng đợt sau ở phía dưới để tập trung dinh dưỡng vào cành để hom.
Trà hoa vàng là một loại trà đặc sản, một dược liệu quý. Hiện nay, trà hoa vàng đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Trồng Trà hoa vàng đang mang lại lợi nhuận cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên quy trình trồng trà hoa vàng đạt tiêu chuẩn về chất lượng thì không phải nhà vườn nào cũng đạt được.
– Cây trà hoa vàng thích nghi với điều kiện nhiệt độ từ 25 – 30oC, đất trồng có tầng canh tác dày, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Do vậy để việc trồng cây trà hoa vàng được hiệu quả cần lựa chọn vùng trồng có điều kiện tương đương với nhu cầu điều kiện tự nhiên của cây trà hoa vàng.
– Một số vùng trồng trà hoa vàng với diện tích lớn ở nước ta như Thái Nguyên, Đà Lạt, Nghệ An, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc. Trong đó trà hoa vàng Trịnh Anh trồng tại Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng được đánh giá có chất lượng trà cao nhất.
Chọn những chậu đủ lớn, có nhiều lỗ thông hơi phía dưới đáy hoặc xung quanh. Rải một lớp sỉ than hay than hoa xuống phía dưới đáy chậu ( 3 – 5cm). Tiếp đó cho đất đã chuẩn bị trước vào. Ở bước này, bạn có thể bón lót một ít phân NPK hoặc phân chuồng hoai mục. Nên bón lượng vừa phải, không nên bón nhiều dẫn đến cây bị sặc dinh dưỡng.
Nhẹ nhàng đặt bầu ươm vào chậu và phủ đất xung quanh gốc. Nên để bề mặt đất thấp hơn miệng chậu 3-5cm để tiện chăm sóc về sau.kỹ thuật chăm sóc giống cây trà hoa vàng
Chuẩn bị đất vô cùng quan trọng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, phòng ngừa nấm bệnh về sau. Có thể dùng đất phù xa, đất ruộng, đất đồi hay đất đóng bao để trồng cây trà hoa vàng. Đất trồng trà phải được phơi khô nỏ, hoặc ủ chế phẩm sinh học để diệt trừ nẫm bệnh. Đất phải đảm bỏ dinh dưỡng và thoát nước tốt. Đối với đất phù xa và đất ruộng, để tốt nhất các bạn nên trộn thêm khoảng 10 % đến 15% phân bò chuồng hoai sạch bệnh và 20% trấu hun giúp thông thoáng đất và đồng thời bổ sung Kali cho giá thể, trộn thêm chế phẩm sinh học trichoderma vừa đủ nếu có giúp đất sạch nấm bệnh ( chú ý: % theo thể tích).
Nếu trồng cây trên đất mà không có phân chuồng hoai hay phân hữu cơ, đất trồng có thể dùng phân NPK 16 — 16 — 5 hoặc 10 — 10 — 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg bón thẳng xuống ruộng.
Cây trà hoa vàng rất thích hợp để trồng trên chậu cảnh. Việc này giúp di chuyển dễ dàng để tránh nắng mưa. Đầu tiên ta phải chọn chậu có kích thước phù hợp với cây. Sau đó lấy viên sỏi hay mảnh sành bịt lỗ thoát nước. Rải 1 lớp sỉ than hay than hoa xuống đáy chậu dày khoảng 2 cm. sau đó cho gia thể đã trộn và trồng cây vào chậu. Phải nhớ mặt đất phải thấp hơn đáy chậu khoảng 3 cm để sau này bón phân hay tưới nước được thuận tiện.
Làm đất tơi nhỏ, lên luống rộng 1,2 m theo hướng Nam Bắc. Xé bỏ túi bầu, nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Đào hố nhỏ rồi cho cây vòa trồng sao cho cây đứng thẳng mặt bầu bằng mặt đất. Mỗi luống trồng khoảng 3 hàng khoảng cách các hàng là 30 cm.
Tốt nhất là cát sông đãi bỏ sỏi và tạp chất, đem phơi khô để diệt khuẩn và hạn chế sâu bệnh. Cát cho vào khay hoặc chậu, có lỗ thoát nước dưới đáy, nếu nhiều thì có thể làm luống, cán phẳng rồi phun nước cho ẩm. Dùng kéo thật sắc để cắt hom, tránh giập vỏ, mỗi hom dài từ 5 – 7 cm, tối thiểu có 3 – 4 mắt. Hom cắt xong nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ (như IBA, NAA) từ 1 – 2 giờ rồi giâm. Khi cắm hom dùng que nhỏ chọc lỗ, tay kia cắm hom, cắm xong dùng ngón tay ấn chặt xung quanh gốc hom, mỗi hom cách nhau từ 2 – 3 cm, cắm xong tưới luôn nước để giữ ẩm. Thời vụ cắm hom: đông xuân (tháng 1 – 2) và hè thu (tháng 7 – 8). kỹ thuật chăm sóc giống cây trà hoa vàng
Đối với cây nhân giống bằng chiết cành hay dâm cành thì sau 3 năm sẽ cho lứa hoa đầu tiên. Đối với cây trồng hạt thì sau khoảng 5 năm mới cho lứa hoa đầu. Để cây ra hoa nhiều hoa và hoa đúng dịp chơi tết ta tiến hành như sau.
Đảo trà là một kỹ thuật quan trọng, đánh cây từ đất chuyển sang chậu cũng là đảo, chuyển cây từ chậu sang chậu cũng là đảo trà.
Để cây cho hoa đúng dịp tết thì ta tiến hành đảo trà vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng 4 âm lịch để cây chuyển nụ. Thời điểm đảo trà phụ thuộc vào thời điểm cây ra mầm non. Sau khi cây bật mầm ta chăm sóc cho đến khi mầm ra lá non thì ta tiến hành đảo trà. Chồi cây đáng lẽ là chồi dinh dưỡng nhưng nhờ việc đảo trà nó chuyển thành trồi sinh sản rồi hình thành nụ hình thành hoa.
Đối với cây trồng trên đất mà người chăm sóc không muốn đảo trà ta làm như sau. sau khi cây ra lá non ta tiến hành dừng bón phân khoảng 1 tháng và dừng tưới nước 2 lần. Lần thứ nhất ta dừng tưới vài ngày khi thấy cây hơi rủ ta lại tưới nhẹ sau đó lại ngừng tưới vài ngày đến khi cây hơi rủ thì ta tưới lại bình thường. Cách này để thay thế cho việc đảo trà. kỹ thuật chăm sóc giống cây trà hoa vàng
Ngoài việc đảo trà ta cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Thời điểm hình thành hoa và nuôi nụ ta nên bón phân lân và kali. Lân giúp cây phát triển rễ còn phân kali giúp cây ra nhiều hoa, hoa đậm mầu và bền lâu.
Cần chú ý cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt khi cây nuôi nụ và ra hoa. Khi cây ra hoa thì không được phun nước lên hoa tránh úng và rụng hoa.
Thứ tư ta cần chú ý đến vấn đề cung cấp ánh sáng cho cây. Đối với mùa đông và mùa xuân thì trời dâm mát. Để đảm bảo cây không dụng nụ, lá và hoa ta cần tháo mái lưới che nắng cho cây. Chú ý chỉ tháo mái mà vẫn giữ vách để che chắn gió lùa vào mùa đông.
Theo các nghiên cứu quốc tế trong trà hoa vàng chứ hơn 400 hoạt chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe người dùng. Lá trà có thành phần hoạt chất ít hơn hoa trà nhưng vẫn có nhiều tác dụng rõ rệt: Giảm huyết áp; Giúp an thần, ngủ ngon; Diệt khuẩn, làm sạch răng miệng; Kháng khuẩn chống viêm nhiễm; Giải độc và giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng; Giảm đường huyết, giảm cholesterol, cải thiện lipid máu, giảm huyết áp, tăng cường miễn dịch; kỹ thuật chăm sóc giống cây trà hoa vàng; Bổ sung các hoạt chất dinh dưỡng cơ thể hay bị thiếu, là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe tuyệt vời của tự nhiên ban tặng cho con người; Tạp chí Dược học số 498/10/2017 cũng khẳng định lá trà hoa vàng chứa hàm lượng lớn phenolic và Flavanoid toàn phần có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ hiệu quả các tế bào gan, tăng miễn dịch, giảm các khối u.
Liên hệ Zalo qua số : 0918 810 387 hoặc bấm gọi ngay ở dưới