Lá trà hoa vàng có tác dụng gì?
Trà hoa vàng là thức trà thượng hạng chỉ dành cho bậc vua chúa ngày xưa. Không chỉ là loại trà có hương vị đặc biệt thơm ngon, đây còn là dược liệu còn có dược tính cao, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Hoa được thu hoạch tháng 3 và tháng 4 hàng năm (mùa xuân). Để có thể chế biến ra 1kg trà hoa vàng khô, người ta cần phải dùng tới ít nhất 10kg hoa tươi. Sau khi bào chế thành dược liệu khô, người tiêu dùng phải bảo quản đúng cách để tránh mối mọt, ẩm mốc. Lời khuyên tốt nhất cho người sử dụng là nên bảo quản trong túi bóng kín và đặt tại khu vực thoáng mát, khô ráo để có thể đảm bảo được đầy đủ dược tính của trà.
Trong Đông y, kim hoa trà có tính bình, vị ngọt, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ và được quy vào 3 kinh: tâm, thận, can. Với tính vị đó, trà hoa vàng tác dụng trong việc điều trị những bệnh lý.
Trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà có tên khoa học là Camellia, có nguồn gốc chủ yếu ở Đạ Huoai (lâm Đồng), Ba Chẽ, Cúc Phương, Ba Vì…của Việt Nam. Ở Trung Quốc trà hoa vàng thường phân bố ở nhiều nơi.
Trà hoa vàng là loại cây thân gỗ, lá xanh, cao từ 2 đến 5m. Cành thưa, cành và thân có vỏ màu xám. Lá trà là lá đơn hình bầu dục, lá thuôn dài, bề mặt lá nhẵn không có lông. Lá dài khoảng 10 -15cm rộng từ 4 đến 6cm.
Hoa trà hoa vàng có màu vàng rực, mọc đơn trên cuống hoa, mỗi hoa có tử 8 đến 10 cánh; cánh hoa mỏng hình tròn có đường kình 5-6cm. Cây trà hoa vàng lên ná non vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Tầm tháng 11 thì nở hoa và hoa tồn tại được rất lâu sau đó mới tàn.
Trà hoa vàng sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 23-25 độ C trong môi trường khí hậu ẩm. Trà hoa vàng thường sống dưới các loài cây có độ bao phủ rộng, nên thường được trồng trong các khu rừng bảo hộ.
Trong trà hoa vàng có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như saponil, Phenolic, Axit Formic ; vitamin B1,B2, C,… và rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Các thành phần này chủ yếu nàm trong lá và búp trà.
Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phân tích các thành phần có trong kim hoa trà. Trong đó, có tới 33.8% hoạt chất có tác dụng ức chế và làm giảm quá trình phát triển của tế bào gây ung thư. Ngoài ra còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác như: Gemon, V, Zn… cùng nhiều loại axit amin khác. Những thành phần đó có tác dụng lớn trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy còn lá trà hoa vàng thì sao? Lá trà hoa vàng có tác dụng gì?
Bộ phận thường được dùng làm thuốc là lá, búp non và hoa. Trong đó hoa là bộ phận được dùng nhiều nhất và có giá trị kinh tế hơn cả. Lá và búp non có thể thu hái quanh năm. Hoa trà thường nở vào tầm từ tháng 1 đến tháng 3 và có thể thu hoạch vào tầm tháng 3 tháng 5 hàng năm.
Sau khi thu hái, trà hoa vàng có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Nếu muốn sử dụng được lâu hơn người dùng có thể mang phơi hoặc sấy khô hoa trà sau đó bảo quản trong túi bóng hút chân không hoặc bình thủy tinh đậy kín nắp.
Trong Đông y, các bộ phận của cây như: lá, búp non, hoa đều là những vị thuốc quý. Lá cây sau khi được thu hoạch được phơi khô để hãm trà uống, có lợi cho sức khỏe. Trong đó lá trà có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của lá chè:
Ngoài ra, người dân còn sử dụng nước đun lá cây trà hoa vàng tươi để tắm cho trẻ, giúp trị chứng mẩn ngứa, rôm sảy.
*Lưu ý: những thông tin y học chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu dùng uống thay nước lọc hoặc trị bệnh vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ!
Mua lá trà hoa vàng uy tín ở Đạ Huoai (Lâm Đồng )?